THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA Ở TẠI THANH HÓA


THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA Ở TẠI THANH HÓA

Qúy khách đang có nhu cầu xây dựng hoặc đang cải tiến hệ thống tự động hóa của tổ chức. Qúy khách muốn tìm mua thiết bị tự động hóa tại Thanh Hóa cho dự án của mình, và đang phân vân không biết nên lựa chọn loại thiết bị tự động hóa nào cho phù hợp, tối ưu chi phí và chất lượng đảm bảo. Vậy hãy cùng FERMENTUM tìm hiểu chi tiết về thiết bị tự động hóa ngay trong bài viết này nhé.


1. THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA LÀ GÌ?

Thiết bị tự động hóa là các loại thiết bị được sử dụng để tự động điều khiển, giám sát và thực hiện các hoạt động sản xuất. Được cấu tạo nên từ hai hệ thống thành phần chính là hệ thống cơ khí và hệ thống điện. Hệ thống điện giúp máy móc, thiết bị tự động hóa hoạt động đúng cơ năng của nó. Các máy móc, thiết bị tự động hóa có thể kể đến như robot công nghiệp, băng tải, cảm biến….

Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung cho phần hệ thống điện. Vì vậy các phạm vi liên quan đến thiết bị tự động hóa trong bài này đều giới hạn trong phần hệ thống điện. Vì hệ thống điện chính là linh hồn của hệ thống tự động hóa.


2. ĐẶC ĐIỂM ỨNG DỤNG THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA

2.1. Ưu điểm của thiết bị tự động hóa

     - Giảm chi phí vận hành: Ứng dụng các thiết bị tự động hóa sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm đáng kể chi phí nhân công.

     - Năng suất cao hơn: Việc ứng dụng tự động hóa có thể giúp doanh nghiệp hoạt động 24/7.

     - Tạo ra các sản phẩm đồng nhất về chất lượng: Ứng dụng thiết bị tự động hóa giúp nâng cao độ đồng đều và tính nhất quán sản phẩm đầu ra. Ứng dụng thiết bị tự động hóa có thể giúp giảm thiểu số lượng lỗi liên quan đến việc con người tạo ra sản phẩm, dẫn đến sản phẩm chất lượng cao hơn và đồng đều hơn.

     - Tính linh hoạt cao hơn: Thay vì phải đào tạo nhân viên cho một nhiệm vụ mới, một chương trình máy tính đơn giản có thể nhanh chóng thay đổi quy trình sản xuất.

     - Máy móc tự động hóa thay thế con người trong các môi trường nguy hiểm, độc hại: Ứng dụng tự động hóa sẽ giúp thay thế con người làm việc nguy hiểm, độc hại (hóa chất, cơ sở hạt nhân, những môi trường hóa chất,..)

2.2. Nhược điểm của thiết bị tự động hóa

     - Chi phí cao: Chi phí ban đầu các doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư vào thiết bị tự động hóa, kỹ thuật điều khiển hay nguồn nhân lực cấp cao để vận hành, triển khai, bảo trì cho quá trình tự động hóa sẽ khá cao.

     - Nhân lực đòi hỏi trình độ cao: Để vận hành và bảo trì cho hệ thống tự động hóa, đội ngũ kỹ thuật phải được đào tạo và có sự hiểu biết về kỹ thuật.

 

3. CÁC THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA QUAN TRỌNG VÀ PHỔ BIẾN

3.1. PLC


PLC (được viết tắt từ Tiếng Anh là Programmable Logic Controller) là bộ điều khiển logic khả trình hay còn gọi là bộ điều khiển lập trình, là thiết bị điều khiển lập trình được, cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình.


Cấu tạo bộ lập trình PLC gồm:

     - Một bộ nhớ trong (bộ nhớ chương trình) và có thể mở rộng bằng bộ nhớ ngoài.

     - Mộ mạch xử lý có cổng kết nối giữa PLC và các module vào/ra.

 

Bộ lập trình PLC có nhiều loại khác nhau dựa trên thành phần chính của nó như ngõ ra/vào, dung lượng RAM, bộ đếm, Bit nhớ, các chức năng, tốc độ xử lý, khả năng truyền thông.

Các thương hiệu PLC được sử dụng phổ biến hiện nay trên thị trường bao gồm: PLC Siemens, PLC Mitsubishi, PLC Schneider, PLC Delta…

Lưu ý khi lựa chọn chọn bộ điều khiển PLC ở tại Thanh Hóa

     - Phù hợp với số lượng và nhu cầu I/O của thiết bị, máy móc mà PLC đảm nhận.

     - Tốc độ xử lý cần thiết của PLC phải đáp ứng được bài toán của nhà máy.

     - Chức năng truyền thông: Qúy khách cần lưu ý đến chức năng truyền thông của PLC, xem xét sự đồng bộ, tương thích truyền thông của PLC với hệ thống truyền thông toàn hệ thống của doanh nghiệp.

 

3.2. CÁC LOẠI CẢM BIẾN - SENSOR


Cảm biến – sensor là thiết bị tự động hóa được dùng để đo đạc tín hiệu của áp suất, nhiệt độ, tốc độ, ánh sáng và những hiện tượng, yếu tố thay đổi bên ngoài chuyển thành các tín hiệu điện tiêu chuẩn nhằm cung cấp cho bộ điều khiển để xử lý và phân tích.

     - Các loại cảm biến thông dụng nhất gồm có: Cảm biến áp suất, cảm biến lưu lượng, cảm biến quang, cảm biến nhiệt độ, cảm biến tiệm cận, cảm biến PH,…

     - Các thương hiệu, nhà sản xuất cảm biến uy tín nhất hiện nay bao gồm: Emerson (USA), IMF, Endress+Hauser, Azbill, Siemens, Omron,…

 

Lưu ý khi lựa chọn chọn cảm biến:

Vì là thiết bị đo lường, nên chỉ cần một sai số nhỏ thì dẫn đến toàn bộ kết quả tính toán đều có thể sai, dẫn đến hệ quả sản phẩm bị lỗi, hỏng, không đạt yêu cầu và làm hư hại đến thiết bị. Vì vậy, khi lựa chọn cảm biến, quý khách nên ưu tiên vấn đề chất lượng, kỹ thuật lên hàng đầu.

     - Ưu tiên lựa chọn cảm biến từ các hãng uy tínEmerson (USA), IMF, Endress+Hauser, Azbill, Siemens, Omron,…

     - Kiểm tra các thông số kỹ thuật của cảm biến. Nên lựa chọn các loại cảm biến phù hợp với các thông số kỹ thuật như đã thiết kế. Nếu chọn tiêu chuẩn quá cao dẫn đến chi phí đắt đỏ và dư thừa. Nếu chọn tiêu chuẩn thấp thì dẫn đến sai số nghiêm trọng. Một số thông số kỹ thuật quan trọng như: dải đo lường, độ sai số, chỉ số IP…


3.3. BIẾN TẦN - INVERTER


Biến tần là thiết bị tự động hóa có chức năng biến đổi tần số, dòng điện đặt lên cuộn dây bên trong động cơ. Thông qua đó điều khiển tốc độ động cơ một cách vô cấp mà không cần dùng đến các hộp số cơ khí.

Trong một hệ thống sản xuất thì sẽ có rất nhiều thiết bị hoạt động: động cơ điện, bơm, motor… Chúng không làm việc chung 1 cấp độ. Với sự thay đổi về sản lượng, năng suất liên tục thì các cấp độ có sẵn thường không thể nào đáp ứng. Biến tần chính là một giải pháp thông minh, làm giảm dòng khởi động, giúp tránh được tình trạng sụt áp, dễ dàng đảo chiều và thay đổi tốc độ động cơ, tránh việc khởi động đột ngột khi động cơ mang tải lớn, giúp hệ thống an toàn và ổn định.

Lưu ý khi lựa chọn biến tần:

     - Công suất: Lựa chọn công suất của biến tần phải được tính toán và lựa chọn cẩn thận. Công suất của biến tần tùy thuộc vào công suất của động cơ, đặc tính tải, và các yêu cầu kỹ thuật khác.

     - Truyền thông: Nếu Biến tần được điều khiển và giám sát qua PLC thì quý khách cần lựa chọn module điều khiển Biến tần có chức năng truyền thông tương thích, phù hợp với PLC.

     - Ưu tiên các dòng biến tần thế hệ mới. Việc sử dụng các biến tần thế hệ mới giúp doanh nghiệp có cơ hội được sử dụng các công nghệ hiện đại hơn, ổn định hơn và tránh tình trạng lạc hậu.

     - Sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, từ thương hiệu uy tín, có các chứng từ CO, CQ, Test Report đầy đủ. Một trong hãng cung cấp biến tần công nghiệp uy tín và chất lượng hàng đầu hiện nay có thể kể đến: Biến tần Siemens, Biến tần SEW, Biến tần ABB, Biến tần Mitsubishi.

 

3.4. MÀN HÌNH HMI - Human Machine Interface


Màn hình HMI (Tiếng Anh là Human Machine Interface) là một thuật ngữ rộng dùng để chỉ một giao diện màn hình bất kỳ nào mà con người có thể dùng để tương tác với các thiết bị, được sử dụng nhiều nhất trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Các nhà điều hành nhà máy sử dụng màn hình HMI để điều khiển và giám sát các quá trình, hoạt động sản xuất đang diễn ra tại các địa điểm từ xa mà không có mặt thực tế tại địa điểm cụ thể đó.

 

Cấu tạo HMI

     - Phần cứng: màn hình, chip, nút nhấn, thẻ nhớ và các cổng kết nối.

     - Phần mềm: viết chương trình, cấu hình phần cứng, cấu hình giao tiếp và thiết kế giao diện HMI. 

     - Về truyền thông: bao gồm các cổng, giao thức truyền thông như: ProfiNet, ProfiBus, USB, RS232 /22/85, Ethernet, CAN bus, MODBUS, MQTT, EtherNet / IP, CANopen, SNMP,

Lưu ý khi lựa chọn HMI

     - Thông số kỹ thuật: Đánh giá sự phù hợp của các thông số kỹ thuật của màn hình HMI.

     - Đồng bộ với PLC: Nên ưu tiên sử dụng loại màn hình HMI cùng với hãng PLC, sẽ giúp quý khách hàng dễ dàng đồng bộ và dễ sử dụng hơn.


3.5. Relay


Relay còn được gọi là rơ le, nó là một công tắc điện từ. Hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào một dòng điện tương đối nhỏ, nhưng lại có thể bật hay ngắt một dòng điện lớn hơn.

Khi mua rơ le quý khách cần lưu ý 3 yếu tố là điện áp điều khiển, cường độ dòng điện tối đa và số lần đóng cắt.

 

3.6. Bộ nguồn


Là bộ phận cung cấp nguồn cho hoạt động của thiết bị khác. Nguồn điện cung cấp có thể được điều chỉnh theo phạm vi pha, được thiết kế đặt biệt để cung cấp các điện áp một chiều DC cần thiết cho thiết bị điện hoạt động.


Lưu ý khi lựa chọn bộ nguồn:

     - Phù hợp với công suất sử dụng của thiết bị

     - Sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, từ thương hiệu uy tín, có các chứng từ CO, CQ, Test Report đầy đủ. Một trong hãng cung cấp bộ nguồn uy tín và chất lượng hàng đầu hiện nay có thể kể đến: Phoenix Contact, Schneider…


4. FERMENTUM NHÀ CUNG CẤP THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA TẠI THANH HÓA

FERMENTUM luôn là nhà cung cấp thiết bị tự động hóa uy tín và chất lượng tại Thanh Hóa. Với đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, đã có nhiều kinh nghiệm thiết kế và lắp đặt các dự án thuộc tập đoàn và doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Vì vậy, đội ngũ của chúng tôi hiểu rõ về thiết bị tự động hóa và đặc biệt luôn ưu tiên cập nhật các công nghệ, thiết bị tự động hóa mới nhất. Chúng tôi sẽ giúp quý khách lựa chọn những thiết bị tự động hóa chất lượng nhất, tối ưu nhất và với giá cả hợp lý.

     - Là đối tác của các nhà sản xuất, thương hiệu thiết bị tự động hóa hàng đầu hiện nay. Trong đó tiêu biểu có, Siemens, Mitsubishi, Schneider, ABB, IMF, Endress+Hauser, Azbill, Siemens, Omron,....

     - Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chân thành và chín chu.

     - Quy trình làm việc bài bản, chuyên nghiệp

     - Dịch vụ tư vấn, thiết kế và lắp đặt trọn gói. Giúp quý khách tiết kiệm thời gian và chi phí

Vì vậy, nếu quý khách có nhu cầu về các thiết bị tự động hóa tại Thanh Hóa thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và phục vụ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hân hạnh được phục vụ quý khách.