THIẾT BỊ TIẾP ĐỊA CHỐNG SÉT TẠI NGHỆ AN


THIẾT BỊ TIẾP ĐỊA CHỐNG SÉT TẠI NGHỆ AN

Qúy khách đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét cho tổ chức, và quý khách đang muốn tìm hiểu rõ hơn về hệ thống tiếp địa chống sét. Vậy hệ thống tiếp địa chống sét là gì? Chức năng và thành phần của hệ thống tiếp địa chống sét? Những tiêu chuẩn kỹ thuật nào cần lưu ý khi lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét?... Hãy cùng FERMENTUM tìm hiểu trong bài viết này nhé!

 

Hệ thống tiếp địa, tiếp địa chống sét là gì?

Hệ thống tiếp địa hay nối đất là hệ thống để tản dòng điện sự cố vào đất và giữ mức điện áp thấp trên các hệ thống điện, phần tử thiết bị điện, vỏ kim loại đã được kết nối với nó. Các loại sự cố về điện thường hay xảy ra như: rò điện do cách điện hỏng, xảy ra các loại ngắn mạch, chạm đất 1 pha, dòng điện do sét đánh…

Cho nên, hệ thống tiếp địa là một yếu tố rất quan trọng trong việc bảo vệ quá điện áp cho hệ thống điện và thiết bị. Dựa vào chức năng hoạt động và ứng dụng, hệ thống tiếp địa được chia làm 3 loại sau đây:

Hệ thống tiếp địa làm việc

Tiếp địa làm việc nhằm đảm bảo điều kiện làm việc bình thường cho thiết bị điện và một số bộ phận của thiết bị điện theo chế độ làm việc đã được quy định sẵn. Đây là loại tiếp địa bắt buộc để đảm bảo các điều kiện vận hành của hệ thống. Loại nối đất này gồm: nối đất điểm trung tính máy biến áp trong hệ thống điện có điểm trung tính nối đất; nối đất máy biến áp đo lường của các kháng điện dùng trong các thiết bị bù ngang trên đường dây truyền tải điện đi xa.

Hệ thống tiếp địa an toàn

Nối đất an toàn nhằm bảo vệ an toàn cho người khi tiếp xúc với cách điện của thiết bị điện trong trường hợp bị hư hỏng. Nối đất an toàn bằng cách nối đất tất cả các bộ phận bằng kim loại của thiết bị điện hay của các kết cấu kim loại với hệ thống nối đất, mà khi cách điện bị hư hỏng thì trên các bộ phận này sẽ xuất hiện điện thế nhưng do đã được nối đất nên mức điện thế thấp không gây nguy hiểm cho người.

Hệ thống tiếp địa chống sét

Nối đất chống sét là nối đất các bộ phận của hệ thống thu sét như cột thu lôi, kim thu sét hay dây thoát sét với hệ thống nối đất, nhằm tản dòng điện sét vào trong đất khi có sét đánh vào cột thu lôi, trên đường dây điện hay trạm biến áp. Mục đích để giữ cho điện thế tại mọi điểm trên bộ phận nối đất không quá lớn, tránh phóng điện ngược từ phần tử đó đến các bộ phận mang điện cần bảo vệ.

 

Hệ thống tiếp địa gồm những gì?

Hệ thống tiếp địa gồm:

    - Cọc tiếp địa, cọc tiếp địa mạ đồng

    - Hộp nối

    - Dây tiếp địa

    - Dây nối đến các thiết bị điện

    - Hóa chất giảm điện trở

Các vật tư hỗ trợ quá trình thi công như:

    - Khuôn hàn hóa nhiệt

    - Thuốc hàn hóa nhiệt

    - Đồng hồ đo điện trở chất lượng


CÁC TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG TIẾP ĐỊA 

    - Yêu cầu chung quy định tại TCVN 9358:2012, quy định về lắp đặt hệ thống nối đất cho các công trình công nghiệp.

    - Quy phạm Trang bị phân phối và trạm biến áp được quy định tại điều 11 TCN-20:2016,

    - Quy định về Bảo vệ và tự động tại điều 11 TCN-21:2016.

    - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4756:1898

Ngoài ra, khách hàng khi lắp đặt máy móc tự động cần tham khảo với nhà cung cấp để xem xét yêu cầu riêng của họ về hệ thống tiếp địa. Thông thường các nhà sản xuất, đặc biệt là từ các nước châu âu, Mỹ có các tiêu chuẩn và yêu cầu riêng.

 

GIÁ TRỊ ĐIỆN TRỞ NỐI ĐẤT

Theo quy định về tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4756:1898

    - Điện trở đất độc lập sẽ không được vượt quá 10 (Ohm).

    - Điện trở đất bảo vệ an toàn độc lập sẽ cần ≤ 4 (Ohm).

    - Mức điện trở đất cho các dòng điện xoay chiều độc lập ≤ 4 (Ohm).

    - Giá trị điện trở đất cho dòng một chiều độc lập sẽ không được vượt quá 4 (Ohm).

    - Điện trở đất chống tĩnh điện thường sẽ có yêu cầu không vượt quá 100 (Ohm).

    - Các vị trí thân nối đất chung không được lớn hơn điện trở đất 1 (Ohm).

 

Đối với trạm biến áp

    - Điện trở đất tại các dòng điện xoay chiều sẽ không vượt quá 4 (Ohm), điện trở an toàn sẽ không vượt quá 4 (Ohm).

    - Đối với điện trở chống sét sẽ không vượt quá 10 (Ohm), điện trở đất không trên 10 (Ohm).

    - Điện trở đất của hệ thống nối đất sẽ cần đúng theo quy định: theo R≤2000 / IΩ. Khi I> 4000A, R≤0,5Ω.

    - Trong trường hợp hệ thống sử dụng thiết bị điện dưới 1000V, giá trị điện trở cần phải tuân theo R≤125 / IΩ.

 

HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT BÃI TIẾP ĐỊA CƠ BẢN

Hệ thống đóng cọc tiếp địa dành cho những công trình có nhiều đất trống xung quanh, hoặc những công trình vừa khởi công xây dựng phần móng, có thể đóng cọc dưới nền móng.

 

Bước 1: Đào rãnh cho hệ thống tiếp địa.

    - Xác định vị trí và đánh dấu. Kiểm tra cẩn thận trước khi đào để tránh các công trình ngầm khác như cáp ngầm hay hệ thống ống nước.

    - Đào rãnh sâu từ 600mm - 800mm, rộng từ 300mm - 500mm có chiều dài và hình dạng theo bản vẽ thiết kế hoặc mặt bằng thực tế thi công.

    - Đối với những nơi có mặt bằng thi công hạn chế hoặc những vùng đất có điện trở suất đất cao thì phải áp dụng phương pháp khoan giếng, đường kính giếng khoan từ 50mm đến 80mm, sâu từ 20m đến 40m tùy theo độ sâu của mạch nước ngầm

 

Bước 2: Chôn các điện cực xuống đất

    - Đóng cọc tiếp đất tại những nơi qui định sao cho khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Tuy nhiên, ở những nơi có diện tích làm hệ thống đất giới hạn thì có thể đóng các cọc với khoảng cách ngắn hơn (nhưng không được ngắn hơn 1 lần chiều dài cọc).

    - Đóng cọc sâu đến khi đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 100mm đến 150mm.

    - Riêng cọc đất trung tâm được đóng cạn hơn so với các cọc khác, sao cho đỉnh cọc cách mặt đất từ 150 ~ 250mm để khi lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất thì đỉnh cọc sẽ nằm bên trong hố.

    - Rải cáp đồng trần dọc theo các rãnh đã đào để liên kết với các cọc đã đóng.

    - Đổ hoá chất làm giảm điện trở đất dọc theo cáp đồng trần hoặc trước khi đóng cọc hãy đào sâu tại vị trí cọc có hố đường kính từ 200mm đến 300mm sâu 500mm tính từ đáy rãnh và hóa chất sẽ được đổ vào những hố này. Hóa chất làm giảm điện trở đất sẽ hút ẩm tạo thành dạng keo bao quanh lấy điện cực tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất giúp giảm điện trở đất và bảo vệ hệ thống tiếp đất.

    - Trong trường hợp khoan giếng, cọc tiếp đất sẽ được liên kết thẳng với cáp để thả sâu xuống đáy giếng.

    - Đổ hóa chất làm giảm điện trở đất xuống giếng, đồng thời đổ nước xuống để toàn bộ hóa chất có thể lắng sâu xuống đáy giếng.

    - Hàn hóa nhiệt để liên kết các cọc với cáp đồng trần.

 

Bước 3: Chọn và lắp kim thu sét

    - Kim thu sét được làm bằng kim loại có độ dài từ 0,5-1,5m được gắn trên nóc nhà. Nối kim thu sét với các dây điện đi xuống mặt đất. Dây thoát sét được nối với cọc tiếp địa. Bộ phận tiếp địa là các thanh kim loại dài khoảng 2,5-3m chôn sâu xuống đất ở vị trí cách sàn nhà ra phía ngoài 1-2m.

    - Dây dẫn sét trực tiếp từ kim chống sét hoặc cáp tiếp đất từ bản đồng tiếp đất chính sẽ được liên kết vào hệ thống tiếp đất tại vị trí hộp kiểm tra điện trở đất.

Bước 4: Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất

    - Lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất tại vị trí cọc trung tâm sao cho mặt hố ngang với mặt đất.

    - Kiểm tra lần cuối các mối hàn và thu dọn dụng cụ.

    - Đo điện trở tiếp đất của hệ thống, giá trị điện trở cho phép là < 10 Ohm, nếu lớn hơn giá trị này thì phải đóng thêm cọc, xử lý thêm hóa chất giảm điện trở đất hoặc khoan giếng để giảm tới giá trị cho phép.

    - Lấp đất vào các hố và rãnh, nện chặt và hoàn trả mặt bằng.

 

NÊN MUA SẢN PHẨM TIẾP ĐỊA CHỐNG SÉT Ở ĐÂU?

Vì là hệ thống bảo vệ quan trọng, vì vậy chúng tôi khuyến khích khách hàng nên sử dụng những vật liệu, thiết bị chất lượng từ các hãng uy tín hàng đầu. Trong đó, tiêu biểu có thể kể đến: Cavanloi(Việt Nam), Ingesco(Tây Ban Nha, với hơn 50 năm hoạt động), Kumwell(Thái Lan), LPI(Australia),…




NHÀ THẦU THIẾT KẾ THI CÔNG HỆ THỐNG TIẾP ĐỊA CHỐNG SÉT TẠI NGHỆ AN

Hiện nay, có nhiều nhà thầu thi công về hệ thống tiếp địa chống sét. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và chi phí, quý khách có thể tham khảo về dịch vụ chúng tôi. FERMENTUM chuyên thiết kế, cung cấp và lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét.

    - Với đội ngũ kỹ sư chuyên môn cao và có kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án

    - Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chân thành và chín chu.

    - Quy trình làm việc bài bản và chuyên nghiệp.

    - Là đối tác chiến lược của các hãng sản xuất, cung cấp thiết bị tiếp địa chống sét hàng đầu. Vì vậy, sản phẩm của chúng tôi luôn có một mức giá cạnh tranh trên thị trường.

    - Sự an toàn, độ tin cậy và bảo mật thông tin luôn được chúng tôi ưu tiên hàng đầu.

 

Vì vậy, quý khách hàng có nhu cầu về cọc tiếp địa chống sét tại Nghệ An, các vật liệu khác liên quan đến hệ thống tiếp địa chống sét tại Nghệ An và thi công hệ thống tiếp địa chống sét tại Nghệ An,…Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá.

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hân hạnh được phục vụ quý khách.