CẢM BIẾN ÁP SUẤT


CẢM BIẾN ÁP SUẤT CHẤT LƯỢNG CAO

Qúy khách đang có nhu cầu tìm hiểu về cảm biến áp suất? Qúy khách đang muốn tìm kiếm những loại cảm biến chất lượng, có độ chính xác cao, ổn định để đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của dự án! Vậy hãy cùng chúng tôi khám phá ngay trong bài viết này nhé!


1. Cảm biến áp suất là gì?

Cảm biến áp suất là một thiết bị có khả năng đo áp suất tác dụng và chuyển đổi áp suất vật lý thành tín hiệu điện. Tín hiệu điện này có thể được sử dụng để hiển thị phép đo áp suất trên thiết bị hiển thị hoặc gửi về bộ điều khiển, PLC hoặc hệ thống DCS để xử lý tiếp.

2. Phân loại cảm biến áp suất

Tùy thuộc vào tiêu chí phân loại, cảm biến áp suất được chia thành nhiều loại các nhau. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến việc phân loại cảm biến áp suất dựa trên phạm vi sử dụng, bao gồm:

Cảm biến áp suất tuyệt đối (Absolute Pressure Transmitter)

Áp suất tuyệt đối được tham chiếu đến chân không hoàn hảo được coi là 0psi. Cảm biến áp suất tuyệt đối là loại cảm biến được dùng để đo áp suất so với độ không tuyệt đối 0psi. Ưu điểm của loại cảm biến áp suất này là luôn đo theo cùng một áp suất chuẩn (áp suất chân không), do đó chúng không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi áp suất khí quyển và ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ.

Cảm biến áp suất tương đối (Gauge Pressure Transmitter)

Đây là loại cảm biến phổ biến, là loại cảm biến hoạt động dựa trên nguyên lý so sánh áp suất đo với áp suất khí quyển hiện tại. Khi đặt cảm biến đo áp suất tại môi trường khí quyển thì áp suất tương đương đang đo được là 0 bar.

Cảm biến áp suất chênh áp (Differential Pressure Transmitter)

Được sử dụng để đo sự chênh lệch giữa hai áp suất, một áp suất được kết nối với mỗi bên của cảm biến. Cảm biến chênh lệch áp suất được sử dụng để đo nhiều đặc tính, chẳng hạn như giảm áp suất trên bộ lọc dầu hoặc bộ lọc khí, mức chất lỏng (bằng cách so sánh áp suất trên và dưới chất lỏng) hoặc tốc độ dòng chảy (bằng cách đo sự thay đổi áp suất qua một giới hạn).

3. Ứng dụng cảm biến áp suất

   

   - Đo áp suất nước, Đo áp suất khí nén, Dùng để đo áp suất thuỷ lực, Dùng đo áp suất gas, Đo áp suất các chất lỏng khác…

   - Cảm biến áp suất dùng để đo trong hệ thống lò hơi, thường được đo trực tiếp trên lò hơi. Khu vực này cần đo chính xác khá cao & phải chịu nhiệt độ cao .

   - Các máy nén khí cũng cần phải đo áp suất để giới hạn áp suất đầu ra, tránh trường hợp quá áp dẩn đến hư hỏng & cháy nổ.

   - Trên các trạm bơm nước cũng cần cảm biến áp suất để giám sát áp suất đưa về PLC hoặc biến tần để điều khiển bơm nước.

   - Để điều áp hoặc điều khiển áp suất sau van điều khiển thì cảm biến áp suất đóng vai trò rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp áp suất đầu ra sau van điều khiển.

   - Trên các xe cẩu thường có các ben thuỷ lực, yêu cầu giám sát các ben thuỷ lực này rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến lực kéo của ben. Vì thế họ luôn lắp cảm biến áp suất để giám sát áp suất trên các ben thuỷ lực này.

   - Các tank chứa nước hoặc nguyên vật liệu thường dùng cảm biến áp suất để đo mức các tank này.

4. Những lưu ý khi lựa chọn cảm biến áp suất

Đối với một kỹ sư, việc lựa chọn cảm biến áp suất cho dự án luôn là bài toán khó cần phải giải, mỗi bài toán công nghệ lại đòi hỏi những tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại, chúng ta cần lưu ý những điểm chính sau, khi lựa chọn đúng cảm biến áp suất và mạng lại hiệu quả tối ưu nhất:

   - Lưu chất cần đo: Bạn cần xác định xem môi chất mình sẽ sử dụng là gì? Ví dụ như đo áp suất cho nước, hơi, dầu, hóa chất, lưu chất có độ nhớt, hay độ cặn gì không… từ đây xác định loại vật liệu và loại cảm biến áp suất phù hợp nhất.

   - Dải đo: Bạn cần xác định được áp suất tối đa bao nhiêu, từ đó lựa chọn dải áp suất cho phù hợp (Ví dụ: áp suất 0-10 bar, -25-60bar...). Về cơ bản, người dùng nên chọn dải đo cao hơn 30% áp suất hoạt động tối đa để đảm bảo cảm biến có độ bền cao, tránh các trường hợp quá áp làm hỏng cảm biến.

   - Đơn vị đo: Đơn vị đo của cảm biến áp lực thường dùng là bar, kgf/cm2, psi, mH2O,… Người dùng nên xác định đơn vị đo phù hợp để thuận tiện cho việc quan sát, theo dõi.

   - Kiểu kết nối: Bạn cần xác định được kiểu kết nối cho phù hợp với đường ống/hệ thống/thiết bị lắp cảm biến. Ba loại kết nối phổ biến là kết nối dạng ren, kết nối dạng mặt bích hoặc kết nối dạng clamp.

   - Sai số cho phép: Người dùng cần xác định được sai số cho phép. Tùy thuộc vào yêu cầu của chu trình công nghệ để lựa chọn sai số cho phép. Đây thường là yếu tốt quyết định đến giá trị của một loại cảm biến nào đó.

   - Tín hiệu ngõ ra: Bạn cần xác định được tín hiệu ngõ ra phù hợp với nhu cầu của mình. Một số loại tín hiệu ngõ ra phổ biến bao gồm cảm biến áp suất 4-20mA hay 0-10V, 0-5V,… Ở khía cạnh này, bạn cần tham vấn kỹ sư tự động hóa để đồng bộ dữ liệu thiết kế.

   - Nhiệt độ làm việc: Bạn cần xác định được nhiệt độ làm việc của môi chất, từ đó xác định được loại cảm biến có nhiệt độ thiết kế phù hợp. Thông thường, trong một số ứng dụng có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thiết kế của cảm biến thì ta cần dùng đến phụ kiện giảm nhiệt cho cảm biến áp suất ống syphon, cooling-element để bảo vệ cảm biến không bị hỏng do nhiệt độ cao hơn mức cho phép.

   - Thương hiệu: Bạn cần lựa chọn những thương hiệu cảm biến áp suất uy tín hàng đầu. Không chỉ về chất lượng sản phẩm, nhưng bao gồm những giá trị đi kèm như sự uy tín, dịch vụ đi kèm,… và được kiểm chứng bởi tuổi đời


5. Thương hiệu cảm biến áp suất chất lượng cao hàng đầu hiện nay

Emerson

Thương hiệu Cảm biến áp suất từ USA luôn được nhắc đến bởi độ chính xác cao của nó (sai số đạt tới 0.04span). Ngoài ra, nhắc đến cảm biến áp suất của Emerson người dùng thường hài lòng bởi độ ổn định, sự chắc chắn, thiết kế đẹp và đặc biệt là bảo hành từ 5 năm trở lên.

Với các ưu điểm vượt trội, cảm biến áp suất emerson thường được sử dụng trong các lĩnh vực đòi hỏi độ chính xác cao và có áp suất trên đường ống lớn như lĩnh vực bán dẫn, điện tử, xăng dầu, hóa chất, thực phẩm…

Một số sản phẩm cảm biến áp suất tiêu biểu của Emerson: Rosemount™ 3051 Coplanar™ Pressure Transmitter, Rosemount™ 3051S MultiVariable™ Transmitter, Rosemount™ 2088 Gauge, Rosemount™ 3051HT Hygienic, Rosemount™ 3051S Wireless,…

 







Azbil

Cảm biến áp suất Azbil có lẽ không còn lạ đối với các kỹ sư Việt Nam. Cảm biến áp suất Azbil có độ chính xác cao, độ ổn định theo năm tháng, thiết kế chắc chắn và có sự hỗ trợ kỹ thuật nhanh chóng với đội ngũ kỹ thuật thường trực tại Việt Nam. Hơn nữa, giá thành của cảm biến áp suất Azbil lại rất cạnh tranh so với các thương hiệu khác cùng thông số kỹ thuật. Vì vậy, Azbil rất được các kỹ sư Việt Nam tin dùng.

Một số sản phẩm cảm biến áp suất tiêu biểu của Azbil: GTX15D; GTX30D; GTX31D; GTX32D; GTX40D; GTX41D; GTX72D; GTX35F; GTX60F; GTX35R; GTX40R,…

 








Ifm

Cảm biến áp suất IFM có thiết kế nhỏ gọn, với độ chính xác cao, độ ổn định và cấp bảo vệ cao (từ IP68…). Vì vậy, cảm biến áp suất IFM thường được sử dụng cho các lĩnh vực và dây chuyền sản xuất có đường ống nhỏ, đòi hỏi độ chính xác cao. Các lĩnh vực thường sử dụng cảm biến áp suất IFM tiêu biểu gồm: thực phẩm, dược, hóa chất, dầu khí,…

Một số sản phẩm cảm biến áp suất tiêu biểu của hãng: PT5500; PT500E; PT501E; PM1108; PM1708;…

 








6. Nên mua cảm biến áp suất ở đâu

Fermentum tự hào là nhà cung cấp các sản phẩm cảm biến áp suất chất lượng cao. Fermentum nói không với các sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chưa được trải qua những quy trình kiểm nghiệm.

   - Với đội ngũ kỹ sư giàu chuyên môn cao, am hiểu thiết bị, chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách những cảm biến áp suất tối ưu, đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật của dự án.

   - Đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, nhiệt tình và luôn lắng nghe yêu cầu của quý khách

   - Đội ngũ kỹ thuật phục vụ 24/7

   - Sản phẩm luôn đầy đủ các chứng từ CO/CQ, Test report…

   - Giá cả siêu ưu đãi.

 

Vì vậy, nếu quý khách đang có nhu cầu tìm mua cảm biến áp suất, thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hân hạnh được phục vụ quý khách.