Qúy khách
đang có nhu cầu tìm hiểu về Biến tần? Qúy khách đang phân vân không biết nên
lựa chọn loại Biến tần nào cho phù hợp với bài toán và nhu cầu của
quý khách. Qúy khách đang phân vân nên lựa chọn thương hiệu biến tần nào
uy tín, chất lượng và giá cả tốt. Vậy hãy cùng chúng tôi khám phá ngay
trong bài viết này nhé!
Bộ biến tần (Inverter) là thiết bị điện tử hoặc mạch điện thực hiện biến đổi năng lượng điện từ dòng điện một chiều (DC) hoặc dòng điện xoay chiều (AC) ở cấu hình tần số và pha này thành dòng điện xoay chiều có cấu hình tần số và pha khác.
Biến tần có thể thay đổi tần số từ 1Hz đến 50 Hz hoặc lên đến 400Hz với các loại động cơ chạy tốc độ cao như CNC….
- Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1 pha hoặc 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn điện 1 chiều bằng phẳng. Ở giai đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu Diode và tụ điện. Nhờ vậy, hệ số công suất cosphi của biến tần đều có giá trị không phụ thuộc vào tải và có giá trị ít nhất 0.96.
- Điện áp một chiều sẽ được biến đổi qua bộ nghịch lưu thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Bộ nghịch lưu này được cấu tạo từ IGBT (Transitor lưỡng cực có cổng cách ly), bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ.
- Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số vô cấp tùy theo bộ điều khiển đã được lập trình hoặc cấu hình sẵn trong biến tần.
- Ngoài ra, biến tần còn được tích hợp rất nhiều kiểu điều khiển khác nhau để đáp ứng hầu hết các loại phụ tải, tiêu biểu có bộ điều khiển PID, V/F, Vector… Với khả năng truyền thông với PLC hoặc DCS, cho phép nhà máy có thể tích hợp lên hệ thống SCADA để điều khiển và vận hành Biến tần từ xa tại phòng điều khiển trung tâm.
Ngày nay bộ biến tần không còn là một thứ xa xỉ tốn kém chỉ dành cho những doanh nghiệp có nguồn lực tài chính dồi dào, những lợi ích mà biến tần mang lại cho bạn vượt xa rất nhiều so với chi phí bạn phải trả. Do đó, biến tần đang dần trở thành thiết bị không thể thiếu trong mỗi nhà máy. Những lợi ích của việc sử dụng biến tần (inverter) bao gồm:
- Điều khiển tốc độ động cơ: Biến tần có khả năng thay đổi tốc độ động cơ linh hoạt, dễ dàng.
- Đảo chiều quay động cơ: Biến tần cho phép người vận hành đảo chiều động cơ một cách dễ dàng. Tính năng này thường được ứng dụng trong chế tạo máy, băng tải di động, cơ chế tiền lùi…
- Bảo vệ động cơ: Biến tần có thiết bị điện tử giám sát và đưa ra cảnh báo hoặc dừng cấp điện cho động cơ khi gặp các sự cố như quá tải, quá áp, sụt áp, mất pha,... tạo ra một hệ thống an toàn khi vận hành.
- Giảm dòng khởi động so với phương pháp khởi động trực tiếp, khởi động sao-tam giác nên không gây ra sụt áp cục bộ.
- Thời gian đáp ứng nhanh: Biến tần có khả năng khởi động động cơ, tăng tốc độ động cơ đến tốc độ định mức với thời gian đáp ứng nhanh, độ vọt lỗ thấp, và ổn định.
- Biến tần được tích hợp các module truyền thông giúp cho việc điều khiển và giám sát từ trung tâm rất dễ dàng.
- Sử dụng biến tần giúp tiết kiệm năng lượng đáng kể so với phương pháp chạy động cơ trực tiếp.
- Biến tần giúp tăng tuổi thọ động cơ, giảm chi phí bảo trì động cơ do động cơ không bị quá tải và không hoạt động ở công suất tối đa trong suốt thời gian dài.
- Giảm độ ồn và độ rung của động cơ, cải thiện môi trường làm việc và giảm ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.
Việc lựa chọn biến tần phù hợp và tối ưu với ứng dụng cụ thể là rất quan trọng, giúp giảm chi phí, đảm bảo độ bền, độ ổn định và hiệu suất của hệ thống. Vì vậy, để lựa chọn biến tần phù hợp, quý vị cần lưu ý những nguyên tắc chính sau:
- Điện áp của biến tần:
o Chọn biến tần có điện áp đầu vào phù hợp với điện áp của hệ thống và yêu cầu công nghệ. Ví dụ, điện áp hệ thống là 3 pha 380V thì lựa chọn biến tần 3 pha 380V. Hoặc nếu đầu vào động cơ là 1 pha 220 thì lựa chọn biến tần 1 pha 220V.
o Chọn biến tần có điện áp đầu ra phù hợp với điện áp của động cơ
- Thông số của động cơ: Khi chọn biến tần cần chú ý 3 thông số trong bảng thông số động cơ là điện áp, công suất và dòng điện.
- Loại tải của ứng dụng: Căn cứ vào đặc tính momen của mỗi loại ứng dụng, nhà sản xuất chia ra 3 loại tải của biến tần là tải nhẹ, tải trung bình và tải nặng.
o Tải nhẹ: Các ứng dụng như bơm, quạt chọn dòng biến tần tải nhẹ.
o Tải trung bình: Các ứng dụng như máy công cụ, máy ly tâm, băn tải, bơm áp lực,… chọn dòng biến tần tải trung bình
o Tải nặng: Các ứng dụng như cẩu trục, nâng hạ, máy nghiền, máy khuẩy,… chọn dòng biến tần tải nặng.
Khi lựa chọn biến tần cùng loại tải với úng dụng thì chọn công suất biến tần tối thiếu bằng công suất động cơ.
Lưu ý: Biến tần cho tải nặng sẽ dùng tốt hơn cho tải thấp hơn cùng công suất, nhưng ngược lại sẽ gây lãng phí và chi phí cao hơn. Trong khi loại biến tần tải nhẹ hơn thì không thể dùng được cho loại tải nặng hơn cùng công suất.
- Đặc điểm hoạt động của tải:
o Chế động hoạt động ngắn hạn: Với các ứng dụng như động cơ tăng tốc, giảm tốc, chạy, dừng, đảo chiều quay liên tục. Đòi hỏi biến tần có khả năng chịu quá tải cao. Vì vậy, nên lựa chọn hơn 1-2 cấp công suất của biến tần so với công suất thực tế của tải. Bên cạnh đó, quý khách nên lắp thêm điện trở xả để bảo vệ biến tần trong những ứng dụng này.
o Chế độ vận hành dài hạn: Với các ứng dụng động cơ thường hoạt động ở tốc độ ổn định sau khi khởi động như băng tải, bơm, quạt làm mát…
o Hoạt động trong môi trường khắc nghiệt: Biến tần hoạt động trong môi trường này cần đáp ứng được các điều kiện môi trường khắc nghiệt, như cháy nổ, nhiệt độ môi trường cao, bụi bẩn….
- Phụ kiện đi kèm: Hiện nay, có một số dòng biến tần được bán theo dạng module, như vậy, quý khách cần tính toán và lựa chọn những module cần thiết khi mua biến tần:
o Module điều khiển
o Màn hình – bàn phím
o Module truyền thông
o Điện trở xả được tích hợp sẵn, hoặc bộ điều khiển cho điển trở thắng (Breaking Unit)
o Bộ lọc EMC
- Đồng bộ với hệ thống và thuật tiện cho người lập trình: Việc lựa chọn biến tần đồng bộ với hệ thống, giúp nhà máy tiết kiệm chi phí vận hành, bảo trì và rút ngắn thời gian sửa chữa. Đồng thời, với hệ thống điều khiển, quý khách nên lưu tâm đến khả năng truyền thông của biến tần, khả năng tích hợp với bộ điều khiển (PLC/DCS), để dễ dàng cấu hình đồng bộ hệ thống hơn.
- Thương hiệu: Qúy khách nên lựa chọn những thương hiệu uy tín và chất lượng. Điều này không những đảm bảo chất lượng của sản phẩm, độ ổn định mà hơn thế nữa là dịch vụ kỹ thuật đi kèm.
- Biến tần Siemens: được thành lập từ những năm 1847 tại Berlin – Đức, Siemens là tập đoàn công nghệ điện và điện tử toàn cầu. Siemens hoạt động tại hơn 200 quốc gia và tập trung vào các lĩnh vực điện khí hóa, tự động hóa và số hóa.
Với khả năng cung cấp toàn diện và đồng bộ của toàn hệ thống của Siemens từ SCADA, PLC, Biến tần, cảm biến…. Vì vậy, khi nhà máy sử dụng đồng bộ các thiết bị của Siemens, sẽ mang đến hiệu suất, tính tối ưu cao cho nhà máy. Một điều dễ thấy nhất đó là tiết kiệm thời gian bảo trì, bảo dưỡng, đào tạo nhân lực, và cấu hình hệ thống nhanh….
- Biến tần ABB: thành lập từ năm 1988 tại Zurich, Thụy Sỹ. ABB là một trong những hãng biến tần phổ biến tại Việt Nam. Hiện nay ABB hoạt động trong 5 lĩnh vực: thiết bị điện, hệ thống điện, tự động hóa và truyền động, tự động hóa quy trình và thiết bị điện hạ thế.
Mặc dù biến tần ABB thuộc phân khúc cao cấp, với độ bền, sự ổn định, dễ sử dụng, nhưng giá cả của biến tần ABB rất cạnh tranh trên thị trường.
- Biến tần SCHNEIDER: là dòng biến tần xuất xứ Pháp, có các nhà máy sản xuất tại Pháp, Trung Quốc và Indonesia, đây là một trong những dòng biến tần thương hiệu châu Âu phổ biến nhất thị trường Việt Nam hiện nay.
- Biến tần SEW: thành lập năm 1928 tại Bruchsal – Đức. SEW là tập đoàn chuyên sản xuất động cơ, bộ truyền động, tự động hóa.
Biến tần SEW thuộc phân khúc cao, với hiệu suất, độ ổn định và độ bền cao. Phù hợp với các lĩnh vực bán dẫn, điện tử, công nghệ. Nhưng bên cạnh đó, giá cả của biến tần SEW tương đối cao.
Một số hãng biến tần xuất xứ Nhật Bản như Mitsubishi, Yaskawa, FuJi… được sản xuất tại Nhật Bản và Trung Quốc. Các hãng biến tần Nhật Bản tuy giá thành khá cao nhưng lại được tin dùng nhờ chất lượng tốt, hoạt động ổn định, đặc biệt một số loại có chức năng chuyên dụng.
Hãng biến tần xuất xứ Hàn Quốc phổ biến tại Việt Nam hiện nay là Biến tần LS. Biến tần LS có giá thành tương đối thấp so với các dòng biến tần xuất xứ Nhật Bản và châu Âu.
Các sản phẩm công nghệ của Trung Quốc, trong đó có Biến tần ngày càng có chất lượng tốt, ổn định và giá cả lại rất rẻ. Đây là một trong những lý do mà người dùng Việt Nam ngày càng thích sử dụng Biến tần của Trung Quốc. Trong đó tiêu biểu có thể kể đến các thương hiệu: Biến tần KOC, INVT, Inovance…
Fermentum là công ty chuyên cung cấp, lắp đặt và bảo dưỡng Biến tần uy tín, chất lượng:
- Với đội ngũ kỹ sư giàu chuyên môn cao, am hiểu biến tần, chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách những biến tần tối ưu và phù hợp nhất
- Đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, nhiệt tình và luôn lắng nghe yêu cầu của quý khách
- Đội ngũ kỹ thuật phục vụ 24/7
- Sản phẩm luôn đầy đủ các chứng từ CO/CQ, Test report…
- Giá cả siêu ưu đãi.
Vì vậy, nếu quý khách đang có nhu cầu tìm mua Biến tần, hoặc đang tìm kiếm đơn vị cung cấp và lắp đặt trọn gói Biến tần, thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hân hạnh được phục vụ quý khách.